Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 131
Giới thiệu :
Đọc 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' tuy ta cũng biết Lan Đặc là con của Lan Lăng, họ Lan tên Đặc, nhưng trong suốt tác phẩm người ta dường như chỉ quen gọi chàng là Đại Kiếm Sư – danh hiệu để chỉ người kiếm sĩ mạnh nhất của Đế Quốc. Những nhân vật, địa danh khác như : Đại Nguyên Thủ - người lãnh đạo lớn : là vị vua tàn ác, hiếu chiến của Đế Quốc. Ma Nữ vương - nữ vương nhân hậu của Ma Nữ quốc thanh bình, Hắc Xoa Vương – vua của Hắc Xoa Nhân, kẻ mang chiến hoả đến vùng đất Tịnh Thổ xinh đẹp. Vu Đế - vua của Vu Quốc, thế lực đen tối thao túng Đại Nguyên Thủ và Hắc Xoa Vương. Thải Nhu – Ánh sáng nhu hoà. . . mỗi nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’ dường như đều không có một cái tên rõ ràng. Họ là hình tượng ước lệ trong bài thơ thất ngôn, mà câu truyện là 56 chữ kì diệu. Chính vì thế tên của họ tượng trưng cho rất nhiều điều, chứ không đơn giản là một cách gọi. Bất kỳ nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư’ là đại diện của một khái niệm, phản ánh cái vị trí mà nhân vật đó đại diện trong câu truyện. Bởi vì họ được xây dựng không phải trong hiện tại, mà được nhìn xuyên qua lớp sương mù của quá khứ, họ là những nhân vật được tái hiện qua 'truyền kỳ' của lịch sử.
Tịnh thổ - vùng đất yên bình, Đế Quốc - đất nước lớn có quân đội mạnh, Vu Quốc - đất nước có vu thuật tượng trưng cho thế lực ma quỷ. Những địa danh đó cũng chỉ là một hình ảnh ước lệ, để tác giả lồng vào đó một ‘giấc mơ’. Giấc mơ của chàng kiếm sĩ đa tình tài ba với ‘thanh gươm yên ngựa’. Có bao giờ bạn nghĩ, tại sao Lan Đặc không cầm Phương thiên hoạ kích, Thanh Long đao, Kim thương . . .hoặc những loại vũ khí khác? Tại sao không cưỡi lạc đà, bò hay dê ? Có gì liên quan giữa 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' với tác phẩm ‘Bạch Kiếm Linh Mã’ của Ngoạ Long Sinh, hay hình tượng chàng 'hoàng tử bạch mã' tay cầm gươm cưỡi trên bạch mã phổ biến trong các câu truyện cổ tích Tây phương. Đó chính là hình tượng chàng hiệp sĩ tay cầm trường kiếm cưỡi trên bạch mã, là hình ảnh quen thuộc trong các câu truyện cổ tích. Huỳnh Dị chỉ mượn hình tượng đó để lồng vào đó câu truyện của mình, vì ông cần một hinh tượng anh hùng thật quen thuộc, quen thuộc đến mức ước lệ.
Hình tượng người hiệp sĩ ‘thanh gươm yên ngựa’ vốn dĩ quen thuộc đó, lại được đưa vào trong khung cảnh êm đềm của những câu truyện truyền thuyết, khiến cho người đọc cứ thế êm đềm trôi đi theo những câu chữ của ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’, theo những lời văn mà phiêu lưu vào một thế giới huyền ảo, với những trận chiến thời trung cổ, những vòng người nắm tay nhau quanh đống lửa lớn, toà thành lớn rực lửa, . . . hay những thiếu nữ thổ dân nóng bỏng hoàn toàn chưa biết đến những quy tắc xã hội gò bó.
Comments[ 0 ]
Post a Comment